Giám đốc dự án là những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý dự án, đảm các chỉ tiêu được hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Từ đó đem lại giá trị, lợi nhuận cho tổ chức.
Công việc của giám đốc dự án bao gồm:
Trong quá trình triển khai dự án, giám đốc dự án có vai trò quản lý toàn bộ các hoạt động trong quá trình triển khai, giám sát các quản lý dự án, người điều phối các nhóm nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành theo tiến độ, không vượt ra khỏi ngân sách của dự án. Giám đốc dự án có vai trò báo cáo, đánh giá tiến độ và quản lý sự kỳ vọng của đối tác trong suốt thời gian triển khai dự án. Ngoài ra, giám đốc dự án còn có vai trò quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh.
Trong từng lĩnh vực thì giám đốc dự án sẽ đảm nhận các công việc cụ thể khác nhau, tuy nhiên, công việc chung của một giám đốc dự án bao gồm:
Lập kế hoạch là một trong những chức năng không thể không nhắc tới của bất kỳ một giám đốc dự án nào. Trong bất kỳ dự án nào cũng vậy, trước khi bắt đầu dự án cần phải có một bản kế hoạch triển khai cụ thể. Nội dung trong kế hoạch bao gồm:
Trong giai đoạn này, giám đốc dự án có trách nhiệm phân công và sắp xếp công việc rõ ràng, cụ thể cho các thành viên tham gia dự án. Trước khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động, giám đốc dự án cùng với ban quản lý có nhiệm vụ phân tích và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra. Qua đó, xây dựng các phương án ứng phó.
Khi bắt đầu triển khai dự án, giám đốc dự án có chức năng giám sát và quản lý công việc của nhân sự cấp dưới nhằm thực hiện các nhiệm vụ được ban lãnh đạo phân công.
Giám đốc dự án là người truyền đạt kế hoạch thực hiện tới các thành viên của dự án, xác định trách nhiệm của các nhân sự, xác định thời điểm công việc được hoàn thành, kiểm tra và theo dõi tiến độ dự án nhằm đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả.
Nhờ việc phân công trách nhiệm rõ ràng cho nhân sự cấp dưới giúp giám đốc dự án dễ dàng nắm bắt công việc, đánh giá hiệu quả công việc, phát hiện các vấn đề phát sinh kịp thời để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Trong quá trình dự án được triển khai, giám đốc dự án cần báo cáo thường xuyên về tiến độ, chất lượng của dự án. Sau đó tiếp nhận thông tin và chỉ thị của công ty để thông báo tới các bên liên quan, đối tác.
Bên cạnh đó, giám đốc dự án còn chịu trách nhiệm quản lý các nhà thầu tư vấn, đơn vị thi công theo đúng quy định của hợp đồng.
Sau khi kết thúc dự án, giám đốc dự án có chức năng phối hợp và theo dõi chặt chẽ giai đoạn bàn giao trong các công đoạn kiểm soát chi phí, bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành khai thác dự án, v.v nhằm phát hiện và khắc phục lỗi nếu có.
Tiếp theo, giám đốc dự án sẽ có chức năng thực hiện đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án bao gồm: tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao các hạng mục của công trình.
Cùng Glints tìm hiểu trách nhiệm của một giám đốc dự án sẽ đảm nhận nhé.
Điều phối, quản lý dự án
Giám đốc dự án là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong các dự án, là người lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ có mỗi thành viên trong dự án.
Bên cạnh đó, giám đốc dự án sẽ luôn theo sát công việc của cấp dưới để cập nhật tiến độ và phát hiện sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.
Là người đứng đầu của dự án, giám đốc dự án có trách nhiệm tham gia ký kết hợp đồng hợp tác hoặc thanh toán của các dự án đang triển khai.
Có thể thấy, giám đốc dự án có vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp và việc mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác.
Giám đốc dự án phối hợp với bộ phận nhân sự để hoạch định kế hoạch tuyển dụng, bố trí và quản trị hoạt động nhân sự. Bên cạnh đó, giám đốc dự án có trách nhiệm phát triển thương hiệu, tìm kiếm dự án và tư vấn cho các nhà thầu nhằm đi đến ký kết hợp đồng.
Trong quá trình dự án triển khai, giám đốc dự án cần giám sát đảm bảo tiến độ dự án, phát hiện các vấn đề phát sinh và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
Có thể nói, đây là một kỹ năng không thể thiếu với bất kỳ giám đốc dự án nào.
Một bản kế hoạch rõ ràng sẽ giúp dự án triển khai thuận lợi, hạn chế rủi ro, đảm bảo các vấn đề ngân sách, nhân sự, v.v. Chính vì thế, biết lập kế hoạch là một kỹ năng mà bất kỳ ai muốn trở thành giám đốc dự án cũng cần trang bị và trau dồi.
Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng với một giám đốc dự án, qua đây sẽ kết nối mọi người giúp các bên hợp tác vui vẻ với nhau. Bởi ngoài việc làm việc trực tiếp với đối tác, giám đốc dự án còn chịu trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn phát sinh.
Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý dự án, do đó kỹ năng lãnh đạo là một phần không thể thiếu của một giám đốc dự án. Khả năng lãnh đạo được thể hiện qua việc quản lý đội nhóm, nhân sự cấp dưới, cách bố trí, sắp xếp công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh, v.v.
Ngoài ra, khả năng này còn được thể hiện ở việc truyền cảm hứng và dẫn dắt các thành viên trong dự án đi đúng hướng.
Kiểm soát chi phí tốt là yêu cầu quan trọng với một giám đốc dự án, bởi nếu không biết cách thiết lập và triển khai ngân sách hiệu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí ngân sách, đặc biệt với các dự án có mức ngân sách hạn chế.
Do đó, giám đốc dự án cần xây dựng kế hoạch ngân sách chi tiết cho từng giai đoạn, đưa ra hướng giải quyết trong trường hợp không may bị thiếu hụt ngân sách.
Giám đốc dự án là người gắn kết các thành viên trong dự án, cùng nhau làm việc và chia sẻ ý tưởng hướng tới mục tiêu chung. Bên cạnh đó, tạo ra các cuộc thảo luận để nhân sự trong team hiểu được vị trí và vai trò của nhau để hợp tác và hỗ nhau trong quá trình làm việc.
Giám đốc dự án còn là người phân chia công việc cho cấp dưới đảm bảo tính logic, khoa học và công bằng giúp nhân sự phát huy tối đa khả năng và kiểm soát chất lượng dự án tốt hơn.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà Vinaconex 25 tổng hợp được, hy vọng rằng sẽ giúp quý đọc giả hiểu hơn về vị trí giám đốc dự án để có sự lựa chọn đúng đắn trước khi xin việc vào tổ chức nhé!