• Tiếng Việt
    • English
    • Chinese (Simplified)
    • Japanese

HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG

Đào đất hố móng cho các công trình là một trong những hạng mục thi công đầu tiên, vô cùng quan trọng khi tiến hành xây dựng công trình. Hạng mục này bao gồm khá nhiều công tác phức tạp như đào, tập kết, xử lý vật liệu,… 

1. Tiêu chuẩn đào đất hố móng 

Bước đầu tiên, đơn vị thi công phải đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn khi đào đất hố móng. Chẳng hạn, giải phóng toàn bộ cây cối, hiện trạng nhà cũ… để tạo sự thuận lợi cho công đất. Bên cạnh đó, chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m. 

Đơn vị thi công cần để lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và bào mòn, phá hoại của thiên nhiên (gió, mưa) và sẽ được dỡ đi khi bắt đầu thực hiện thi công công trình. Nếu đất mềm thì đơn vị thi công không được đào quá sâu. Lưu ý trước khi thực hiện biện pháp đào đất hố móng, đơn vị thi công cần xây hệ thống tiêu nước bề mặt và nước ngầm.

2. Công thức tính khối lượng đào đất

Đơn vị thi công cũng cần tính được khối lượng đào đất dựa trên công thức tính khối lượng đào đất hố móng dưới đây:

V= 1/3H x ( S1 + S2 + SQRTS1x S2)

S1: là diện tích đáy lớn                        

S2: là diện tích đáy nhỏ

SQRT 1 xS2: Là căn bậc hai của S1 x S2

H: là chiều cao

Khối lượng móng: Hình dạng tương tự đào đất, chỉ khác chỗ có thêm phần trụ.

Do đó: Khối lượng móng = thể tích phần trụ + thể tích phần chóp cụt.

Khối lượng thực tế không được vượt quá các trị số tính toán tương ứng với các công trình khác nhau.

Khối lượng công tác đào hố móng công trình được thanh toán theo mét khối, vật liệu đào phải được xác định khối lượng khi chúng ở vị trí tự nhiên ban đầu. Khối lượng đào được thanh toán là khối lượng do nhà thầu đào thực tế trên cơ sở bản vẽ thi công được duyệt nhưng không được vượt quá các trị số tính toán tương ứng.

biện pháp thi công đào đất hố móng

Để tiến hành đào đất hố móng cần thực hiện 4 nội dung: đảm bảo tiêu chuẩn đào đất hố móng, cách tính khối lượng đào đất hố móng, biện pháp thi công đào đất hố móng, một số chú ý khi đào đất hố móng. 

3. Quy trình và trình tự thi công đào đất

Biện pháp thi công đào đất được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị đào đất hố móng

Công tác chuẩn bị đào đất hố móng cần đảm bảo thực hiện đủ các công đoạn chuẩn bị sau: Giải phóng mặt bằng, tiêu nước bề mặt và nước ngầm, làm đường tạm, định vị dựng khuôn công trình, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công đất.

Bước 2: Công tác thi công, đào đất hố móng

Việc thi công đào đất hố móng bao gồm các công việc: San mặt bằng, đào đất, đắp đất. Cụ thể:

San mặt bằng: Đơn vị thi công nên sử dụng máy ủi, nếu san mặt bằng trên diện tích rộng thì nên sử dụng phối hợp 2 loại máy là máy cạp và máy ủi cùng làm việc.

Đào đất hố móng: Đơn vị thi công thường sẽ gặp phải 4 loại đất xây dựng có thể gặp bao gồm: đất cát, đất lẫn sỏi sạn, đất pha cát, đất thịt và đất sét, đất thịt chắc và đất sét chắc. Khi đào đất, đơn vị thi công cần để lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên. 

biện pháp thi công đào đất hố móng 2

Để thi công đào đất hố móng hiệu quả, bạn cần chọn dụng cụ thích hợp với từng loại đất.

4. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công đào đất hố móng

Đầu tiên, để thi công đào đất hố móng hiệu quả, bạn cần chọn dụng cụ thích hợp với từng loại đất. Chẳng hạn, xúc đất dùng xẻng vuông, cong; đào đất dùng xẻng tròn, thẳng; đất cứng dùng cuốc chim, xà beng, đất mềm dùng cuốc, xẻng hoặc có thể sử dụng…

Tiếp theo, nếu là gia chủ, bạn cần yêu cầu đơn vị thi công, nhà thầu tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu của bản vẽ.

Đối với các công trình có nền đất yếu, chủ đầu tư cần gia cố đất nền trước khi tiến hành đào hố móng (ép cọc, đóng cừ tràm, cọc khoan nhồi,…)

Sau khi đào đất hố móng, để đổ bê tông lót móng, đơn vị thi công cần dọn sạch hố móng, đầm lớp đất đáy móng để đạt được độ chặt theo yêu cầu.

Tin liên quan